Hình ảnh hoạt động

LỊCH TIẾP CÔNG DÂN

Liên kết website

 

 

 

 

 

Chi tiết

Kết quả triển khai Đề án TBT tại tỉnh An Giang (Giai đoạn 2011 – 2015)

04/08/2015

Thực hiện Quyết định số 365/QĐ-UBND ngày 17/3/2014 của UBND tỉnh An Giang về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án thực thi Hiệp định Hàng rào kỹ thuật trong thương mại giai đoạn từ nay đến năm 2015 trên địa bàn tỉnh An Giang (Kế hoạch TBT).

Mục tiêu nhằm đưa hoạt động TBT vào phục vụ tích cực hơn nữa hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp tỉnh An Giang, giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản kỹ thuật trong thương mại; tăng cường xuất khẩu, trọng tâm là các mặt hàng chủ lực của tỉnh; góp phần bảo vệ quyền và  lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng; Tạo điều kiện cần thiết cho hoạt động để thực hiện tốt chức năng thông báo và hỏi đáp của Văn phòng thông báo và điểm hỏi đáp Hàng rào kỹ thuật trong thương mại tỉnh An Giang (gọi tắt là điểm TBT An Giang); tiếp tục tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ kỹ thuật, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của hoạt động TBT An Giang, hỗ trợ các các doanh nghiệp xuất khẩu có hiệu quả; Phối hợp chặt chẽ giữa Văn phòng TBT  tỉnh An Giang với Văn phòng TBT Việt Nam, các điểm TBT khác trong mạng lưới để khai thác thông tin hỗ trợ phục vụ doanh nghiệp xuất khẩu có hiệu quả.


 Trong giai đoạn từ 2011 – 2015, Sở KH&CN (Chi cục TCĐLCL) và Sở Công thương triển khai kế hoạch đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

1. Sở KH&CN (Chi cục TCĐLCL)


- Hỗ trợ doanh nghiệp áp dụng các biện pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và thúc đẩy xuất khẩu: Thực hiện quyết định 712/QĐ-TTg của TTCP, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu trình UBND tỉnh ban hành Quyết định 783/QĐ-UBND phê duyệt dự án nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm, hàng hóa của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại An Giang từ nay đến năm 2015. Theo đó, Sở Khoa học và Công nghệ đã hỗ trợ 19 cơ sở sản xuất khô cá, mắm cá công bố 30 sản phầm phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật định phương và hỗ trợ 52,5 triệu đồng cho Công ty CP Cơ Khí An Giang xây dựng và áp dụng 03 công  cụ nâng cao năng suất chất lượng: 5S, Kaizen, KPI.    

     
 - Tăng cường trách nhiệm và năng lực của các cơ quan quản lý Nhà nước trong xây dựng và triển khai các biện pháp kỹ thuật trong thương mại:
+ Văn phòng TBT An Giang (TBT-AGi) đầu tư 01 bộ máy vi tính có cấu hình tương đối mạnh phục vụ tốt trong việc cung cấp thông tin trên trang web TBT; 01 máy in, hệ thông internet cáp quang, thuê 01 đường link và thiết kế trang web mới đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin phục vụ doanh nghiệp. Hiện nay trang web TBT được đưa vào trang web tỉnh An Giang (địa chỉ: http://tbtagi.angiang.gov.vn/) để thuận tiện cho các đơn vị tra cứu thông tin. Trung bình Văn phòng TBT An Giang cập nhật  khoảng 20 tin/tuần. Các thông tin cập nhật gồm tin tức sự kiện liên quan đến rào cản kỹ thuật của các Bộ, ngành Trung ương, Văn phòng TBT Việt Nam. Ngoài ra, Chi cục TCĐLCL đã cung  cấp danh mục các QCVN, TCVN của các bộ ngành, tiêu chuẩn nước ngoài (Mỹ, Nhật, châu Âu, ... để các doanh nghiệp cập nhật kịp thời đáp ứng theo quy định mới.
+ Duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của Văn phòng TBT tỉnh An Giang:
+ Cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo do Tổng cục TCĐLCL, Văn phòng TBT Việt Nam tổ chức để nâng cao trình độ chuyên môn.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến về Hiệp định TBT cho các doanh nghiệp và cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh:
- Năm 2014, Chi cục TCĐLCL An Giang đã phối hợp với Văn phòng TBT Việt Nam tổ chức Hội nghị tập huấn về Hiệp định TBT, SPS và một số  rào cản kỹ thuật trong thương mại của các nước Mỹ, Nhật, liên minh châu Âu cho các doanh nghiệp liên quan đến hàng hóa xuất khẩu và các Sở ngành liên quan trong tỉnh.

2. Sở Công thương:


- Thường xuyên phối hợp với các cơ quan Bộ, ngành Trung ương như Bộ Công Thương, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế thu thập thông tin về công nghiệp hóa, hiện đại hóa; hội nhập quốc tế;… để thông qua trang web của Sở thông tin, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật,  những vấn đền liên quan đến rào cản kỹ thuật trong thương mại thông qua Cổng thông tin điện tử của Sở Công Thương.


- Đã phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức 04 lớp tập huấn cho hơn 630 người với những nội dung liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế, nhằm mục đích nâng cao kiến thức cho cán bộ quản lý nhà nước, các doanh nghiệp về hội nhập quốc tế và nắm bắt kịp thời những thách thức, những cơ hội của tỉnh, của doanh nghiệp, từ đó có những giải pháp thích hợp nhằm đưa nền kinh tế tỉnh An Giang phát triển bền vững.


- Nhằm nâng cao hơn nữa kiến thức và chuyên môn của các cán bộ phụ trách về hội nhập quốc tế, thường xuyên cử các cán bộ tham gia các khóa tập huấn, Hội nghị liên quan đến Hội nhập quốc tế, TBT,... do các đơn vị trong và ngoài tỉnh tổ chức.


- Công tác quản lý thị trường: Lực lượng Quản lý thị trường luôn chủ động trong công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong lĩnh vực thương mại. Phối hợp với các ngành chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu kém chất lượng, không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không đảm bảo an toàn, vệ sinh, không rõ nguồn gốc, xuất xứ lưu thông trên địa bàn tỉnh. Kết quả, từ năm 2014 đến 6 tháng đầu năm 2015, lực lượng Quản lý thị trường đã phối hợp với các ngành chức năng thực hiện kiểm tra 8.208 vụ, số vụ vi phạm xử lý 2.020 vụ, số vụ QLTT xử lý 1.272 vụ. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm là 13,33 tỷ đồng (trong đó, trị giá hàng lậu, hàng cấm là 8,42 tỷ đồng; hàng hóa vi phạm khác là 4,91 tỷ đồng); Tổng số tiền thu 11,93 tỷ đồng.


- Hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh: Trong năm 2014, đã phối hợp với với các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh triển khai chính sách khuyến khích để thúc đẩy phát triển CN - TTCN thông qua Chương trình Khuyến công cho 135 đối tượng với kinh phí gần 3 tỷ đồng như: hỗ trợ quảng bá các sản phẩm làng nghề; tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ trong và ngoài tỉnh; tập huấn nâng cao năng lực cho các cơ sở công nghiệp nông thôn; hỗ trợ vốn đầu tư đổi mới máy móc..., hỗ trợ thực hiện 10 mô hình trình diễn kỹ thuật, với kinh phí là 532 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình MTQG về Xây dựng nông thôn mới. Hỗ trợ Cty Cổ phần Cơ khí An Giang, Cty TNHH May xuất khẩu Đức Thành đầu tư thiết bị, máy móc tiết kiệm năng lượng với số tiền là 175,2 triệu đồng;….
Đồng thời, trong 6 tháng đầu năm 2015, đã tiếp nhận 160 hồ sơ của các cơ sở, làng nghề; Thực hiện thẩm định 22 hồ sơ đề nghị hỗ trợ đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm (trong đó: 11 hồ sơ của Làng nghề mộc Tấn Mỹ, 06 hồ sơ của Làng nghề mộc Mỹ Luông, 04 hồ sơ của Làng nghề mộc Long Điền B và 01 hồ sơ của Cơ sở may gia công Ý Mai – xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới). Đã thẩm tra 26 hồ sơ (gồm: 21 hồ sơ đề nghị hỗ trợ đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và 05 hồ sơ đề nghị hỗ trợ xây dựng biển quảng bá làng nghề).


Thực hiện khảo sát, hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm thực hiện lập báo cáo kiểm toán năng lượng, nhằm giúp những doanh nghiệp đề ra những giải sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả, giảm giá thành sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa;…


* Nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện:
- Thuận lợi: Được sự quan tâm chỉ đạo của UBND tỉnh, sự phối hợp của Sở Công thương và sự hỗ trợ của Văn phòng TBT Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TBT tại địa phương, nguồn kinh phí được cấp đầy đủ và nhân sự đủ đáp ứng triển khai thực hiện Đề án.

- Khó khăn: Đề án chưa thật sự mang lại hiệu quả như mục tiêu đề ra do:
+ Phần lớn các doanh nghiệp trong tỉnh thuộc loại hình doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa, năng lực tài chính, trình độ công nghệ sản xuất, trình độ quản lý kinh doanh còn yếu, do đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường còn hạn chế.
+ Chuyên viên quản lý còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý, giải quyết các tranh chấp thương mại liên quan đến TBT (trong trường hợp xảy ra đối với các doanh nghiệp).
+ Các lãnh đạo doanh nghiệp chưa thật sự quan tâm đến vấn đề rào cản kỹ thuật, còn gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu thông tin.
+ Việc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế chung trong thời gian qua ít nhiều liên quan đến việc cản trở thương mại, ảnh hưởng đến hoạt động TBT.
+ Các tiêu chuẩn kỹ thuật của các thị trường xuất khẩu như HACCP, BRC, IFS, BAP, GLOBAL GAP luôn đòi hỏi các nhà xuất khẩu phải thực hiện kiểm soát nghiêm ngặt từ khâu nuôi trồng đến chế biến xuất khẩu, trong khi môi trường chưa thực hiện các giải pháp đồng bộ để kiểm soát mức độ ô nhiễm. Trên đồng ruộng, sông ngòi, dư lượng thuốc trừ sâu và các nguồn ô nhiễm khác, không được kiểm soát, khống chế, gây ảnh hưởng rất nhiều cho các vùng nuôi cá tra nguyên liệu để xuất khẩu.
+ Danh mục các chất cấm, các vi sinh, kháng sinh bị cấm, luôn được cập nhật bổ sung ngày càng nhiều, nên các lô hàng xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn, nhất là lượng hàng tồn kho hiện nay của các doanh nghiệp tương đối lớn.
+ Vấn đề thương hiệu thủy sản của tỉnh được coi là một thách thức lớn vì hiện nay các mặt hàng thủy sản của tỉnh được xuất khẩu thông qua các nhà nhập khẩu và được phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, vừa không quảng bá được hình ảnh thương hiệu của mình, vừa có thể bị chi phối phụ thuộc vào các nhà phân phối. Môi trường kinh doanh các mặt hàng thủy sản xuất khẩu rất khắc nghiệt mà doanh nghiệp An Giang còn gặp nhiều khó khăn khi chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường của các nước nhập khẩu mà chủ yếu phụ thuộc vào nhà phân phối.
+ Tính cạnh tranh giữa các thị trường ngày càng tăng dưới tác động của xu hướng tự do hóa thương mại và xu hướng tham gia thị trường thủy sản thế giới, doanh nghiệp thủy sản của An Giang phải đối mặt với nhiều đối thủ mạnh./.
 

Nguồn: Hồng Ngọc (03/8/2015)

Image result for Giai thuong chat luong quoc gia

 

Số lượt truy cập

  • Online : 4622
  • Trong ngày : 4996
  • Lượt truy cập : 0227473