Hình ảnh hoạt động
THÔNG BÁO
LỊCH TIẾP CÔNG DÂN
Thông tin cần biết
Liên kết website
Chi tiết
Tháo gỡ vướng mắc trong quy định EUDR, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu xanh
Hiện nay, quy định giảm mất rừng và suy thoái rừng (EUDR) cấm nhập khẩu 7 nhóm mặt hàng vào EU nếu quá trình sản xuất các mặt hàng này vi phạm quy định. Tại Việt Nam, ba nhóm ngành bị tác động chính bao gồm gỗ, cao su và cà phê.
Quy định giảm mất rừng và suy thoái rừng (EUDR) được đề xuất nhắm vào những mặt hàng có tác động lớn đến nạn phá rừng và một số sản phẩm có nguồn gốc từ chúng như cà phê, ca cao, đậu nành, dầu cọ, gia súc, gỗ và sản phẩm gỗ… Đặc biệt, kể từ 29/6/2023, một số mặt hàng nông nghiệp xuất khẩu vào EU đứng trước một “hàng rào” mới - Quy định chống phá rừng (The European Union Deforestation Regulation - EUDR) của EU. Các doanh nghiệp lớn sẽ có 18 tháng, doanh nghiệp nhỏ và vừa có 24 tháng để chuẩn bị và đáp ứng các yêu cầu của EUDR tính từ thời điểm quy định này có hiệu lực.
Ông Đinh Sỹ Minh Lăng - Vụ thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công Thương) đã chỉ ra 3 thách thức do tác động của EUDR đến doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể, thứ nhất chi phí xuất khẩu sang EU tăng, có khả năng gây rủi ro cho các công ty vừa và nhỏ: Thủ tục truy xuất nguồn gốc và chứng nhận của EUDR vì họ sẽ yêu cầu các công nghệ, quy trình và chi phí hành chính cho việc tuân thủ.
Thứ hai, hàng hoá của Việt Nam sẽ bị cạnh tranh xuất khẩu và mất thị phần tại EU bởi đối thủ cạnh tranh đã sẵn sàng cho việc tuân thủ đầy đủ EUDR.
Thứ ba, là hạn chế năng lực truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng. Trong đó, việc khó xác định vùng trồng hợp pháp ảnh hưởng đến kết quả đánh giá và phân loại rủi ro vùng trồng của EU theo quốc gia. Vùng sản xuất, mặc dù diện tích canh tác đối với cà phê, gỗ, cao su không lớn và canh tác ổn định.
Bên cạnh đó, việc kiểm soát nguyên liệu đầu vào trong chuỗi cung ứng cà phê, gỗ, cao su do đội ngũ thu mua, thương lái phức tạp tham gia vào chuỗi cung ứng, đặc biệt là đối với các mặt hàng gỗ trong thời gian vừa qua là minh chứng điển hình thể hiện tính phức tạp, không tuân thủ các yêu cầu pháp lý của các khâu trong chuỗi (vấn đề hoàn thuế VAT).
Nói thêm về thách thức của vùng sản xuất tại Việt Nam từ yêu cầu của EUDR, TS. Nguyễn Trung Kiên, Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “EUDR yêu cầu 100% sản phẩm phải có định vị GPS/polygon đến từng mảnh vườn. Tuy nhiên, ở Việt Nam, tỉ lệ này còn thấp, trong khi chi phí định vị lại cao. Tiếp đến, EUDR yêu cầu truy xuất vật lý đến vườn trồng nhưng quy mô này ở nước ta lại nhỏ lẻ, manh mún; chuỗi giá trị phức tạp với nhiều lớp trung gian; chi phí phát sinh rất lớn”.
Ảnh minh họa
Bên cạnh đó, vì chưa rõ về nền bản đồ rừng tham chiếu phản ánh đúng thực trạng vào mốc 31/12/2020. Nhiều vùng đã chuyển sang trồng cà phê trước 2020 chưa thể hiện trên nền bản đồ rừng, một số chưa trùng khớp giữa bản đồ rừng và địa chính. Ngoài ra, Việt Nam còn chưa có cơ chế, biện pháp phản hồi thông tin minh bạch, hoặc biện pháp hỗ trợ nông hộ nguy cơ cao không xâm lấn rừng và tham gia trồng phục hồi rừng. Đồng thời, cũng chưa có đánh giá tổng thể về nguy cơ xã hội và thử nghiệm giải pháp can thiệp.
Chủ động thích ứng để không bỏ lỡ thời cơ
Theo ông Đinh Sỹ Minh Lăng, có nhiều thách thức do tác động của EUDR đến doanh nghiệp Việt Nam. Đầu tiên là chi phí xuất khẩu sang EU có khả năng tăng do thủ tục truy xuất nguồn gốc và chứng nhận EUDR. Điều này gây áp lực cho các công ty vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, hàng hoá của Việt Nam sẽ bị cạnh tranh bởi các đối tranh đã sẵn sàng tuân thủ đầy đủ EUDR. Cùng với đó là hạn chế năng lực truy xuất nguồn gốc trong chuỗi cung ứng. Trong đó, việc khó xác định vùng trồng hợp pháp ảnh hưởng đến kết quả đánh giá và phân loại rủi ro vùng trồng của EU theo quốc gia.
Mặc dù tiềm ẩn nhiều thách thức, song đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ cho rằng sẽ có nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt nếu tận dụng và trở thành bạn hàng thân thiết của châu Âu. Bởi, sản phẩm tuân thủ yêu cầu về EUDR và có chứng chỉ của Hội đồng quản lý rừng thế giới (FSC) sẽ làm tăng tính cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và đảm bảo một sân chơi bình đẳng cho các ngành công nghiệp, EU cũng đang từng bước áp dụng Cơ chế CBAM – Cơ chế Điều chỉnh Biên giới Carbon, thực hiện đầy đủ từ năm 2026.
Cục Xúc tiến thương mại thông tin, EU đang tiến hành kế hoạch để đạt được mục tiêu tham vọng trở thành lục địa trung hòa khí carbon vào năm 2050. Tuy nhiên, EU lo ngại các doanh nghiệp EU có thể chuyển những hoạt động sản xuất phát thải nhiều carbon ra nước ngoài để tranh thủ các tiêu chuẩn còn lỏng lẻo, hay còn gọi là “rò rỉ carbon” qua việc chuyển lượng khí thải ra ngoài châu Âu và làm suy yếu nghiêm trọng tham vọng trung hòa khí hậu của EU và toàn cầu. CBAM áp mức giá carbon lên hàng hóa nhập khẩu có lượng phát thải cao (bao gồm xi măng, nhôm, sắt thép, phân bón, hydro và điện). Quy định này hướng đến mục tiêu ngăn ngừa “rò rỉ carbon” và duy trì tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp EU đang chịu phí carbon theo Hệ thống Mua bán Phát thải (ETS). Do đó, theo các chuyên gia, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa thuộc diện CBAM cần đánh giá cẩn thận các tác động tài chính tiềm tàng của quy định này.
Khánh Mai (t/h)